Vỏ Cam Quýt

22 Tháng Tám 20168:32 CH(Xem: 7516)
Vỏ Cam Quýt

Vỏ cam quýt giảm cholesterol.

Vỏ cam

Nhai vỏ cam có thể khiến bạn nhăn mặt, song thực chất nó rất tốt cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu mới đây của Mỹ, chiết xuất từ vỏ cam, quít có khả năng hạn chế gan xuất tiết loại cholesterol độc hại LDL - thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch.


Hợp chất từ vỏ cam quít có tên khoa học là polymethoxylated flavones (PMF) - thực chất là những yếu tố chống oxy hóa tích cực thuộc nhóm flavonoid, tiến sĩ Elzbieta Kurowska làm việc cho một công ty dược của Canada tại Mỹ có tên là KGK Synergize, cho biết. Nhóm flavonoid tập trung trong các loại rau quả, lá chè và rượu vang đỏ.


Trong phần thịt của hoa quả chua cũng chứa các chất PMF, song chỉ ở một lượng rất nhỏ do hợp chất này không hòa tan trong nước. Trong khi đó, vỏ của chúng lại tập trung PMF nhiều gấp 20 lần. Cơ thể con người rất dễ hấp thu và chuyển hóa các chất này.


Trong nghiên cứu, Kurowska và cộng sự đã vỗ béo cho những con chuột đồng bằng một chế độ dinh dưỡng giàu cholesterol, rồi cho chúng hấp thu hợp chất PMF từ vỏ cam, quít. Kết quả cho thấy, chỉ 1% PMF trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng làm giảm tới 40% lượng cholesterol LDL ở số chuột trên.


Nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm hai chất flavonoid đặc trưng khác là hesperetin và naringenin trên một số con chuột có cholesterol cao, và tác dụng hạ cholesterol LDL cũng được ghi nhận. Tuy nhiên, hai chất này phải cần tới một lượng lớn gấp 3 lần hợp chất PMF từ vỏ cam, quít mới cho hiệu quả tương tự.


Theo Kurowska, PMF có thể đã khống chế khả năng phân tiết cholesterol LDL của gan. Nhóm đang tính đến việc tăng cường hiệu quả chống loại cholesterol độc hại này bằng việc kết hợp PMF với vitamin E. Tuy nhiên, để giảm cholesterol, người ta không thể trông cậy hoàn toàn vào vỏ cam quít. Lời khuyên đáng tin cậy nhất vẫn là năng vận động cơ thể, ăn nhiều rau quả và hạn chế tối đa chất béo no.


Sưu tầm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8480)
Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được.
(Xem: 9330)
Thời gian vừa qua, nhiều bạn đọc đã gọi điện cho chúng tôi hỏi về thông tin uống lá và cuống đu đủ với mật mía có thể chữa được bệnh ung thư không? Nếu thực sự lá và cuống đu đủ là phương thuốc chữa được bệnh ung thư thì đây là một tin vui quá lớn đối với người bệnh. Tin vui ở nhiều góc độ, vui vì nguyên liệu là lá và cuống đu đủ rất dễ tìm, dễ trồng. Từ cái dễ tìm, dễ trồng đó, thì chắc chắn nữa là giá cả của phương thuốc này cũng rẻ hơn, phù hợp cho người bệnh hơn là thuốc tây.
(Xem: 13379)
Sả, Sả chanh hay Cỏ sả - tên khoa học Cymbopogon Citratus (DC) Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae. Cỏ cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp, bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhịều bông nhỏ không cuống. Sả là loại có mùi thơm sớm đựơc phát triển ở nước ta từ trước thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Ngày nay sả được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với các loại thịt lợn, bò cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn v...v....
(Xem: 8476)
Những chất Polyphennol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc phong chống bệnh ung thư. so với trà đen thì trà xanh có hàm lượng polyphenol cao hơn vì không bị quá trình ủ men làm thay đổi thành phần. Đặt biệt, chất chống oxy hoá EGCG (epigallotechin gallate) là loại polyphenol vô cùng mạnh mẽ , là nhân tố chủ yếu tạo nên dược tính của trà xanh. Nó có công dụng ngăn ngừa các enzyme kích hoạt sự sao chép nhân bản tế bào.